Tào Tháo cay đắng thừa nhận Lữ Bố vẫn thua vị tướng này

Tào Tháo cay đắng thừa nhận Lữ Bố vẫn thua vị tướng này
Tào Tháo cay đắng thừa nhận Lữ Bố vẫn thua vị tướng này

Trong thời Tam Quốc, ngoài Lữ Bố, Triệu Vân cũng được xem là tướng tài, là vị tướng dũng mãnh và vô cùng thiện chiến. Hơn nữa, điều bất ngờ là khi đặt hai vị tướng này lên bàn cân, chính Tào Tháo cũng phải cay đắng thừa nhận “Hổ uy tướng quân” có phần mạnh mẽ hơn.

Lữ Bố – danh tướng bậc nhất thời Tam Quốc

Lữ Bố là một trong những vị tướng nổi danh nhất ở thời Tam Quốc
Lữ Bố là một trong những vị tướng nổi danh nhất ở thời Tam Quốc

Vào thời Tam Quốc, quân sư xuất chúng bậc nhất là Gia Cát Lượng – người đã góp sức rất lớn vào sự nghiệp huy hoàng của Lưu Bị. Bởi thời điểm đó, Lưu Bị gần như tay trắng. Ông thậm chí không hề có chỗ đứng giữa các tập đoàn quân phiệt mạnh mẽ. Nhưng dựa vào đối sách của Gia Cát Lượng, Hoàng Thúc đã dần xây dựng được vị thế của mình. 

Bên cạnh quân sư giỏi, tướng tài cũng luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Và một trong những danh tướng bậc nhất thời Tam Quốc là Lữ Bố. Ông nổi tiếng là vị tướng dũng mãnh, bất khả chiến bại với câu nói “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (tạm dịch: Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố). Thậm chí, ngày nay sử sách còn truyền lưu rất nhiều câu chuyện về sự dũng mãnh, thiện chiến của vị tướng này, của người có thể một mình đối chọi với “tam anh”.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 3 game multiplayer miễn phí hay nhất 2022 trên smartphone

Lữ Bố mạnh nhưng vẫn thua… Triệu Vân

Lữ Bố là Phi tướng có võ nghệ cao cường, giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Đây là điều không ai có thể phủ nhận. Nhưng sau khi Lữ Bố chết, có một vị tướng được đánh giá không kém Lữ Bố là Triệu Vân. Trong cuộc đời, Triệu Vân cũng phải trải qua vô số trận chiến lớn nhỏ. Trong đó, nguy hiểm nhất là trận Trường Bản. Đây là trận chiến mà ngay cả vợ con của Lưu Bị cũng bị bỏ lại vì loạn lạc.

Đặc biệt, khác với tiếng xấu phản phúc vô thường khi hai lần trở mặt giết chủ của Lữ Bố, Triệu Vân không chỉ mạnh mà còn là vị tướng trung thành. Ông là người đã sẵn sàng tả xung hữu đột, sẵn sàng đối mặt với hàng nghìn lính của quân Tào để cứu ấu chúa. Cụ thể, theo những tài liệu còn được lưu truyền đến ngày nay, Triệu Vân đã kiên quyết một mình xông vào giữa vòng vây của quân Tào. Xông đi xông lại đến bảy lần mà không hề chùn bước….

So với Lữ Bố, Triệu Vân còn được đánh giá cao hơn về độ dũng mãnh, thiện chiến
So với Lữ Bố, Triệu Vân còn được đánh giá cao hơn về độ dũng mãnh, thiện chiến

Trước biểu hiện dũng mãnh của Triệu Vân, chính Tào Tháo – người thống lĩnh quân đội đứng trên đỉnh núi cũng phải thốt lên một câu với hàm ý rằng, ông không ngờ Lữ Bố đã phi thường lợi hại. Nhưng sau khi Lữ Bố chết còn có thể xuất hiện một vị tướng lợi hại như Triệu Vân. 

Từ những lời mà Tào Tháo nói, có thể thấy rằng ông đánh giá rất cao Triệu Vân, thậm chí cho rằng sức mạnh của Triệu Vân còn vượt trội hơn so với mãnh tướng Lữ Bố. Hơn nữa, không chỉ Tào Tháo khen ngợi Triệu Vân mà Lưu Bị cũng phải khẳng định Tử Long thực sự dũng cảm. 

Tạm kết 

Tào Tháo và Lưu Bị đều là những vị quân chủ có tầm nhìn xa, là những người có ảnh hưởng rất lớn đến thế cuộc thời Tam Quốc. Và như 78win01 đã phân tích ở trên, dù cả hai đều khẳng định sự mạnh mẽ của Lữ Bố nhưng trong mắt họ, thực lực của Triệu Vân còn mạnh hơn nhiều. 

Vì vậy, dù Triệu Vân và Lữ Bố chưa trực tiếp giao tranh nhưng nếu cả hai đối đầu thì có lẽ phần thắng sẽ nghiêng về phía Triệu Tử Long – người không chỉ có dũng, có mưu mà còn trung thành, cứng cỏi.

>> Xem thêm: Kante “Cơn ác mộng” của Real Madrid

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *