10 điều đại kỵ gây mất tài lộc trong ngày vía Thần Tài

10 điều đại kỵ gây mất tài lộc trong ngày vía Thần Tài
10 điều đại kỵ gây mất tài lộc trong ngày vía Thần Tài

Nhiều người Việt đang đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài để chiêu tài, hút lộc cho cả năm. Đồng thời, cầu mong cho việc làm ăn, kinh doanh được may mắn, thuận lợi. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người đang phạm vào các điều kiêng kỵ trong ngày này mà không biết. Vì vậy, trong bài viết này, 78win sẽ bật mí 10 điều đại kỵ gây mất tài, mất lộc trong ngày vía Thần Tài mà mọi người cần tránh.

Vàng vía Thần Tài bị lỗ

Thương nhân người Hoa thường không mua vàng đúng ngày vía Thần Tài
Thương nhân người Hoa thường không mua vàng đúng ngày vía Thần Tài

Mỗi năm, trong ngày vía Thần Tài, nhiều người lại đổ xô đi mua vàng để cầu mong cho bản thân và gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào. Các cơ sở kinh doanh vàng cũng không ngừng quảng cáo về việc mua vàng trong ngày vía Thần Tài tốt như thế nào, có lợi ra sao…. Nhưng trên thực tế, các tài liệu cổ về nghi thức của ngày vía Thần Tài/ Tết Thần Tài không khuyến cáo mua vàng trong đúng ngày này.

Thay vào đó, trong ngày vía Thần Tài, khi còn ánh sáng mặt trời (trừ giờ Ngọ, từ 11 – 13 giờ trưa), bản chủ có thể mang vàng bạc có âm có dương đi qua cổng chính và cửa chính của nhà. Sau đó, đặt vào két sắt hoặc nơi chuyên chứa tiền bạc. Điều này sẽ đem lại may mắn cho bản chủ, sẽ chiêu tài, hút lộc về cho gia đình. Hơn nữa, sau Tết Thần Tài 3 ngày, số vàng đó phải có lãi hoặc ít nhất là hòa chứ tuyệt đối không bị lỗ. Vì nếu vàng bị lỗ thì sẽ không còn may mắn nữa. 

Thậm chí, vì quan niệm này nên người gốc Hoa, đặc biệt là các doanh nhân, thương nhân người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông luôn chuẩn bị vàng bạc từ trước để giấu quanh nhà hoặc dấu một vị trí khác, một căn nhà phụ khác. Đến đúng ngày vía Thần Tài, họ sẽ mang vào cất tại căn nhà chính để cầu mong may mắn. Họ sẽ không mua vàng ngay trong Đại Lễ Thần Tài mùng 10/1 đầu năm. Vì đây là thời điểm mua vàng dễ phải chịu lỗ….

Không tắm rửa mộc dục cho tượng Thần Tài

Đây cũng là một đại kỵ trong ngày vía Thần Tài. Vì nhiều người, nhiều gia đình đang thỉnh tượng thần Tài về thờ cúng tại gia. Họ chỉ nghĩ tới việc lau dọn hàng tuần, hàng tháng là đủ. 

Nhưng trên thực tế, theo quan niệm dân gian, trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài, bản chủ hoặc các thành viên trong gia đình phải phải tắm rửa mộc dục cho tượng Thần Tài và lau rửa sạch sẽ ban thờ. Chỉ khi lau dọn sạch sẽ bằng lòng thành kính thì thần linh mới thấu rõ tấm lòng của bản chủ, mới phù hộ để bản chủ và các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn trong công việc, trong làm ăn kinh doanh, có tài lộc đủ đầy.

Hơn nữa, việc lau dọn, tắm rửa trước ngày ngày lễ Thần Tài cũng không quá phức tạp. Gia chủ chỉ cần chú ý, nếu ngày thường dùng nước ấm hay nước ấm pha rượu gừng để lau rửa cho tượng thần thì trước ngày vía Thần Tài, bạn nên dùng nước ngũ vị hương. Nước này thường có 2 vị cố định là hồi khô, quế khô kết hợp với một số vị tùy chọn khác như: gừng, sả, đinh hương, hương nhu, xuyên tâm liên, gỗ bạch đàn, gỗ vang, lá bưởi, lá nếp…. 

Sau khi tắm cho tượng thần, bạn nên dùng khăn khô sạch để lau hết nước rồi mới đặt lên ban thờ. Tốt nhất, bạn nên lau rửa từ ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Tránh việc để tượng thần còn ướt nước đã vội cầu cúng.

>> Sở hữu ngay 8 vật phẩm để tiền vào như nước trong năm 2022

Bàn thờ Thần Tài bày biện tùy tiện, xuề xòa quá mức

Khi sắp xếp đồ đạc trong nhà, bạn không cần băn khoăn quá nhiều. Chỉ cần hợp lý, thuận tiện cho việc sử dụng là được. Tuy nhiên, riêng với đồ thờ cúng, mỗi món đồ đều có quy tắc sắp đặt riêng. Hãy nhớ, thờ cúng luôn chú trọng lòng thành tâm. Nếu tâm không đủ thành, không chú ý, không tìm hiểu thì cầu cúng mấy cũng vô dụng. Thậm chí, bạn có thể mắc phải các kiêng kỵ, ảnh hưởng đến tài vận của cả gia đình.

Nhìn chung, với ban thờ Thần Tài, gia chủ nên đặt bát nhang ở chính giữa. Đặt các tượng thần chuẩn theo thứ tự của từng ban (ở Việt Nam thường thờ ban Nhị Tài có 2 hai tượng, ban Tam Tài có 3 tượng hoặc ban Ngũ Phúc Tài Thần có 5 tượng…). Sau khi đặt bát hương và các tượng thần, không nên tùy ý thay đổi vị trí. Cũng không giặt đồ lộn xộn lên bàn thờ Thần Tài.

Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ 

Một yêu cầu đặc biệt quan trọng khi thỉnh tượng Thần Tài về nhà là phải đặt ban thờ ở những nơi sạch sẽ. Nếu gia chủ không chú ý, đặt ban thờ gần nhà bếp, nơi phơi đồ, nhà tắm hay nhà vệ sinh thì đường tài lộc sẽ khó được thuận lợi. Trong các ngày lễ quan trọng như ngày vía Thần Tài, gia chủ càng cần chú ý. Hãy quét dọn sạch sẽ, bỏ rác hoặc các vật dụng không cần thiết ra khỏi khu vực đặt ban thờ thần. 

Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện khi thắp hương 

Không nên để đèn nháy gần bát hương hay tượng thần tài
Không nên để đèn nháy gần bát hương hay tượng thần tài

Hiện nhiều gia đình đang có xu hướng dùng bóng đèn điện, thậm chí là đèn nháy để thay cho đèn dầu, nến khi thắp hương. Nhưng đây cũng là điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài mà gia chủ phải tránh. Vì việc để bóng đèn điện hoặc đèn nháy quá gần tượng thần và bát hương có thể sinh ra trường khí không tốt, ảnh hưởng xấu đến việc thờ cúng và sự linh thiêng của bề trên. 

Trường hợp muốn dùng đèn điện, bạn phải chọn đúng loại đèn chuyên dành cho việc thờ cúng. Hơn nữa, phải chuẩn bị 2 cây đèn để hai bên và đẩy xa ra khỏi mặt tiền ban thờ (tuân theo đúng quy tắc ngoại dương nội âm).

Thỉnh Thần nhập tượng hay thỉnh Thần nhập cốt bát hương đúng ngày vía Thần 

Một số người đang lầm tưởng rằng việc thỉnh Thần nhập tượng hay thỉnh Thần nhập cốt bát hương vào đúng ngày vía của Thần sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc hơn. Nhưng trên thực tế, các chuyên gia phong thủy cho biết, điều này có thể khiến việc làm ăn của bạn kém suôn sẻ. Thậm chí, may mắn, tài lộc không thấy mà còn thường xuyên gặp xui xẻo, tai họa bất ngờ.

Bỏ quên lễ tiếp nhập Thần Tài 

Sau cúng Thần Tài, bản chủ phải làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài thì mới trọn vẹn, mới có thể đón tài lộc cho năm mới. Hơn nữa, sau khi tiếp nhập Thần Tài, bản chủ sẽ phải đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân. Số bước chân cụ thể tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà. Nếu bỏ quên bước này thì may mắn, tài lộc cũng sẽ bỏ quên gia đình bạn.

Nói tục, chửi bậy, đánh nhau trong ngày vía Thần 

Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy, đánh nhau trong ngày vía Thần
Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy, đánh nhau trong ngày vía Thần

Như đã chia sẻ ở trên, thờ cúng cốt ở lòng thành kính. Nếu tâm không thành thì dù có mâm cao cỗ đầy cũng không linh nghiệm, không được Thần Phật chứng cho. Do đó, trong ngày vía Thần Tài, bản chủ tuyệt đối không sinh sự, gây chuyện, cãi vã. Trước hoặc sau khi cúng lễ cũng không được nói những lời thô tục, mắng chửi người khác.

Trang phục thiếu nghiêm túc, chỉnh tề

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về trang phục, ngoại hình cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn với thánh thần. Do đó, trong tất cả các nghi lễ, người làm lễ đều phải giữ tâm thành kính, phải sửa soạn trang phục, dung nhan nghiêm chỉnh, sạch sẽ, gọn gàng. Hãy nhớ, quần áo đẹp hay xấu tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Bạn có thể mặc trang phục cũ, giá rẻ chỉ nhưng phải gọn gàng, nghiệm chỉnh. Tuyệt đối không mặc những trang phục thiếu nghiêm túc, thiếu chỉnh tề, quần áo lố lăng, rách rưới….

Cho người không cùng huyết thống lộc cúng vía Thần Tài

Một số gia đình có thói quen thắp hương xong sẽ chia lộc, tán lộc cho người khác. Thói quen này là đúng trong trường hợp bình thường nhưng không phù hợp với lễ cúng vía Thần Tài. Bởi có ý kiến cho rằng, việc chia lộc cho những người không cùng huyết thống trong ngày này sẽ khiến tài lộc của gia đình đi hết. Do đó, sau cúng lễ, gia chủ nên giữ lại hoa quả, muối gạo để sử dụng. Nước cúng thì nên đứng hắt từ ngoài vào trong nhà với hàm ý tài lộc chỉ đi vào chứ không đi ra.

Trên đây là 10 đại kỵ trong ngày vía Thần Tài mà không phải ai cũng biết. Nếu muốn đón tài lộc cho ngày vía Thần Tài năm nay, bạn nhất định phải tránh những đại kỵ mà 78win02 đã liệt kê.

Đăng ký ngay 78win

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *